Ứng xử Wikipedia:Danh_sách_hướng_dẫn

Hướng dẫn ứng xử mở rộng dựa trên quy tắc ứng xử. Xin hãy xem qua nó trước.

Giữ thiện ýTrừ khi có bằng chứng rõ ràng ngược lại, hãy xem như người tham gia hoạt động trong dự án đang cố gắng đóng góp, chứ không phải làm hại dự án.Xung đột lợi íchĐừng sử dụng Wikipedia để quảng bá bản thân, trang web, bản thu âm hoặc cơ quan, tổ chức của bạn.Sửa đổi gây hạiNhững người tham gia có những sửa đổi có tác dụng gây hại đến việc cải thiện bài viết hoặc nền tảng của dự án trong việc xây dựng một bách khoa toàn thư có thể bị cấm chỉ hoặc cấm vô hạn.Đừng phá rối Wikipedia nhằm chứng minh một quan điểmNói rõ quan điểm của mình. Tuy nhiên, đừng quấy rối Wikipedia, đề xử xóa bài không thành thật, đẩy các quy định tới giới hạn tận cùng hoặc cố tạo việc làm cho người khác chỉ để chứng minh quan điểm của mình.Quy tắc ứng xửNhững người tham gia đóng góp có quan điểm, góc nhìn và kiến thức nền lẫn xuất thân đôi khi vô cùng khác biệt. Đối xử tôn trọng với người khác là bí quyết để hợp tác hiệu quả cùng xây dựng bách khoa toàn thư.Đừng cắn người mới đếnNhiều người đóng góp thiếu kiến thức về những quy định ở Wikipedia. Tuy nhiên, hãy luôn hiểu rằng những người đóng góp mới là những "thành viên" đầy triển vọng và là do đó cũng là nguồn lực giá trị nhất của chúng ta.Chữ kýKí tên sau mỗi thảo luận ở các trang thảo luận bằng cách gõ ~~~~ để những người khác hiểu được cuộc hội thoại, nhưng đừng ký tên trong bài viết.Trang thảo luậnTrang thảo luận dùng để thảo luận văn minh nhằm cải thiện bách khoa toàn thư, không nên bị sử dụng để bày tỏ quan điểm cá nhân về một đề tài nào đó.Trang thành viênBạn có thể sử dụng trang thành viên của mình để thêm vào một ít thông về bản thân hoặc giúp bạn sử dụng Wikipedia hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng Wikipedia không phải là blog, nhà cung cấp không gian web hay trang mạng xã hội..

Hướng dẫn ứng xử khác

Hướng dẫn bỏ cấmViệc cấm không phải là một cách trừng phạt mà là cách để ngăn ngừa tác động gây hại. Thành viên bị cấm nên hiểu những lý do mình bị cấm và thuyết phục bảo quản viên rằng họ không gây hại cho dự án nếu họ được bỏ cấm.Kêu gọi thảo luận với mục đích dàn xếp đồng thuậnKhi thông báo cho những thành viên khác tham gia thảo luận, hãy cố gắng giữ cho số lượng thông báo đó thấp, cố giữ nội dung thông báo trung lập và đừng chọn lựa người tham gia dựa trên quan điểm mà họ đã thể hiện trước đó. Hãy cởi mở!Đổi tên người dùngCách thức người đổi tên trên toàn hệ thốngtiếp viên thực hiện yêu cầu đổi tên.Biến mất trong danh dựBiến mất trong danh dự có nghĩa là bất kỳ thành viên nào ở vị thế tốt—trong việc rời khỏi Wikipedia mãi mãi—có thể yêu cầu đổi tên tài khoản; xóa hoặc để trống trang thành viên; cũng có thể xóa hoặc để trống những thảo luận liên quan đến cách cư xử của người đó.Chơi trò luẩn quẩn với hệ thốngChơi trò luẩn quẩn với quy định và hướng dẫn để tránh né đồng thuận hoặc làm cản trở mục đích và tinh thần của quy định là điều tuyệt đối bị ngăn cấm.Liên kết đến nội dung quấy rối bên ngoàiCần tránh những liên kết chứa đựng nội dung vi phạm quyền riêng tư hoặc quấy rối mang tính hiềm khích.Phản hồi đe dọa gây hạiĐe dọa gây hại (bao gồm tự làm hại bản thân) nên bị xử lý nghiêm túc, cần báo cáo với Wikimedia Foundation và bảo quản viên.Duyệt thay đổi đang chờRà soát xem phiên bản sửa đổi mới có phù hợp cho công chúng xem chưa, nếu không phù hợp, hãy sửa đổi bài viết để đạt đến một phiên bản chấp nhận được.Lùi sửaLùi sửa là quyền được cấp cho bảo quản viên và cũng có thể cấp cho những thành viên khác theo yêu cầu cấp quyền. Quyền này cho phép những sửa đổi liên tiếp của thành viên cuối cùng tham gia sửa đổi bị hủy bỏ chỉ với một cú nhấp chuột.Danh sách đenDanh sách đen là một cơ cấu điều khiển nhằm ngăn chặn việc thêm thắt những liên kết ngoài vào bài viết bằng cách thêm URL vào trong MediaWiki:Spam-blacklist.